Có một thực trạng đáng buồn đã và đang diễn ra trong xã hội Việt Nam, đó là tệ nạn trộm diễn ra đặc biệt nhiều và nghiêm trọng. Trong đó loại tài sản bị mất cắp nhiều nhất có lẽ chính là những chiếc xe máy chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày trong sinh hoạt. Và những chiếc xe bị các đối tượng tội phạm ăn cắp được sẽ được chúng rao bán cho người khác với cái giá rất rẻ để đánh vào tâm lý ham của rẻ của người Việt nhằm tìm cách tiêu thụ hàng gian một cách nhanh nhất có thể.
Những đối tượng tội phạm trên nếu bị bắt chắc chắn sẽ bị xử lý theo tuy định của pháp luật. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra ở đây là vậy hình thức xử lý đối với người mua tài sản được xem là ăn cắp đó ra sao? Liệu có bị xem là tiếp tay tiêu thụ hàng gian hay không? Có vừa phải chịu cảnh tiền mất tật mang hay không? Cách thức xử lý ra sao? Bài viết này sẽ trả lời cho các bạn những câu hỏi đó.
Dựa theo những điều được ghi trong bộ luật dân sự năm 2005 có nêu rõ Giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi có đầy đủ tất cả những điều kiện sau đây:
- Người tham gia giao dịch ở cả 2 phía phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Mục đích và nội dung của cuộc giao dịch không vi phạm luật lệ của nhà nước ban hành, không trái với đạo đức của xã hội.
- Người tham gia giao dịch ở cả 2 phía phải hoàn toàn tự nguyện.
Như vậy, dựa vào những điều luật được quy định nêu trên, nếu bạn đã có giao dịch với một người khác với mục đích mua một chiếc xe, nhưng trong quá trình giao dịch với người bán chiếc xe lại hoàn toàn không biết chiếc xe đó lại là do ăn cắp mà có được thì đồng nghĩa với việc giao dịch đó hoàn toàn vô hiệu, và bạn sẽ không phải chịu bất cứ hình phạt nào.
Ngoài ra trong điều 137 của Bộ luật Dân sự có quy định rõ ràng những hậu quả về mặt pháp lý khi giao dịch dân sự trở nên vô hiệu.
- Giao dịch dân sự vô hiệu cũng sẽ không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia kể từ thời điểm giao dịch xác lập.
- Khi giao dịch dân sự được xác định là vô hiệu lực, các bên sẽ khôi phục trở lại tình trạng ban đầu, hoản trả cho nhau những gì đã nhận (trong trường hợp này là người bán sẽ phải trả lại số tiền bạn đã mua xe và bạn cũng sẽ trao trả xe đã mua lại cho người bán), nếu không hoàn trả lại được bằng hiện vật đã giao dịch thì phải hoàn trả bằng số tiền tương đương với giá trị của hiện vật. Trừ những trường hợp tài sản giao dịch, hoa hồng, lợi tức thu được bị thu giữ theo những quy định của pháp luật.
- Bên có lỗi gây thiệt hại phải thực hiện việc bồi thường.
Như vậy theo những quy định được nêu rõ trên, nếu bạn mua phải một chiếc xe ăn cắp nhưng hoàn toàn không biết đó là xe ăn cắp, bạn cũng sẽ được quyền hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã mua xe ban đầu.
Để chắc chắn hơn nữa nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của bản thân, bạn cũng cần làm đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán xe và gửi lên tòa án nhân dân để có thể được giải quyết đòi lại số tiền mà bạn đã bỏ ra để mua chiếc xe đó một cách nhanh chóng và hợp pháp nhất.
Tôi bị mất xe SH 150 VN 2013 màu Đỏ Đô, số xe 59U1-422.82 . Vào lúc 20h ngày 16/12/2017 , tại 534 Nguyễn Văn Công (Famaly mart) P.3 Gò Vấp ngay chung cu Hà Đô ,phía sau ANDORA . Kẻ gian chạy ra hướng hẻm 1003 Nguyễn Kiệm. Anh chị nào có thông tin gì liên minh qua số DT 0903633169 Tâm, mình xin hậu tạ.
091 122 5353, đây là số điện thoại của Lâm Hiếu Long, trưởng nhóm SBC TPHCM. Bạn có thể liên hệ để nhờ tìm giúp nhé